DOANH NGHIỆP CẦN CHUẨN BỊ GÌ HẬU COVID-19

Chỉ trong vài tháng, dịch bệnh Covid-19 đã lan rộng một cách nhanh chóng trên toàn thế giới, tạo ra nhiều thách thức lớn cho xã hội. Bên cạnh thiệt hại về con người, Covid-19 còn dẫn đến khủng hoảng kinh tế ở nhiều quốc gia, gây ra nhiều gián đoạn trong kinh doanh và tiêu dùng.

Để hạn chế rủi ro, các doanh nghiệp sản cần trang bị cho mình những thông tin đúng về đại dịch, nắm bắt nhanh sự thay đổi trong hành vi người dùng để có những biện pháp kịp thời và phù hợp.

Thay đổi hành vi tiêu dùng hậu Covid-19

Theo kết quả khảo sát thị trường của Hội Doanh nghiệp Hàng Việt Nam chất lượng cao thực hiện cuối tháng 5/2020 và kết quả khảo sát của Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar World Panel cho thấy, người tiêu dùng có xu hướng thắt chặt chi tiêu hơn so với trước đây, một số ngành hàng cho đến thời điểm này chỉ giảm nhẹ là thực phẩm, khẩu trang, nước rửa tay… một số sản phẩm khác như thời trang, mỹ phẩm, các dịch vụ giải trí, chăm sóc sắc đẹp được dự báo sẽ tiếp tục giảm. Một số mặt hàng khác như nước đóng chai, thực phẩm đóng hộp là những ngành hàng đang có xu hướng tăng mức tiêu thụ.

Đặc biệt trong mảng thực phẩm, ngoài các yếu tố như bao bì, nhãn mác, khẩu vị thì người dùng bắt đầu quan tâm nhiều hơn về nguồn gốc, xuất xứ, thông tin sản phẩm, các nghi vấn liệu sản phẩm có tốt cho sức khỏe hay không, có thân thiện với môi trường hay không..v.v.

Tiếp đến là yếu tố thuận tiện trong mua sắm. Theo một khảo sát về phản ứng và hành xử của người tiêu dùng trước dịch Covid-19 do Nielsen Việt Nam kết hợp với Infocus Mekong Mobile Panel thực hiện, 25% số người được hỏi nói rằng họ đã tăng cường mua sắm trực tuyến và giảm các hoạt động mua sắm bên ngoài.

Có thể thấy, trong thời gian cách ly xã hội, việc ra ngoài của người dân được hạn chế tối đa nên mua sắm online chính là phương thức thuận tiện và an toàn nhất nên được nhiều người lựa chọn. Xu hướng tiêu dùng này vừa là cơ hội, vừa là thách thức đòi hỏi các doanh nghiệp phải đẩy mạnh và sáng tạo nên những chiến lược truyền thông trực tuyến ấn tượng, đưa đúng thông điệp cho đúng khách hàng, từ đó mới bắt kịp xu hướng người dùng và đẩy mạnh doanh số bán hàng online.

Doanh nghiệp cần chuẩn bị gì hậu Covid-19

Có thể thấy, trong những ngày qua người tiêu dùng đã có những thay đổi mạnh mẽ về thói quen mua sắm của họ, từ việc chọn lựa kĩ càng về sản phẩm cho đến phương thức mua hàng, chung quy tất cả đều xuất phát từ mong muốn bảo vệ sức khỏe bản thân.

Theo ông Hà Tiến Phước – Trưởng phòng Marketing của nhãn hàng nước đóng chai A-Dew: “Để có thể phát triển bền vững và lâu dài hậu Covid-19, các doanh nghiệp sản xuất thực phẩm cần nâng cấp hơn sản phẩm của công ty mình, ngoài hương vị, mẫu mã, bao bì thì yếu tố sức khỏe nên được đặt lên hàng đầu. Tạo ra những sản phẩm tốt cho sức khỏe, đáp ứng đúng nhu cầu khách hàng vào đúng thời điểm, có như thế doanh nghiệp mới không bị người dùng lãng quên.”

Nước trái cây A-Dew với mẫu chai độc quyền cùng công thức nước cốt trái cây thật và đường phèn, không chất bảo quản, thân thiện sức khỏe người dùng.

Bên cạnh cho ra những sản phẩm chất lượng, doanh nghiệp cần chọn lựa phương thức bán hàng sao cho thuận tiện với khách hàng nhiều hơn. Khi người tiêu dùng chuyển sang mua sắm trực tuyến thì doanh nghiệp cũng phải nhanh chóng đưa các sản phẩm của mình lên online, đặc biệt là các trang thương mại điện tử đang phát triển mạnh mẽ như Shopee, Tiki, Lazada.

Ông Phước chia sẻ thêm: “Hậu đại dịch, người tiêu dùng cũng bắt đầu thay đổi thói quen là hạn chế đến những nơi đông người, nên ngoài các chuỗi siêu thị lớn, chúng tôi cũng đẩy mạnh dòng nước đóng chai A-Dew vào những cửa hàng tiện lợi như Circle K – những nơi có mô hình bán hàng vừa và nhỏ. Đây cũng là phương thức bán hàng có nhiều cơ hội tăng trưởng mà doanh nghiệp không nên bỏ qua.”

Cửa hàng tiện lợi - Hình thức bán hàng có nhiều cơ hội tăng trưởng trong tương lai

Chung quy, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cần hiểu rõ sâu sắc khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp mình, hành vi tiêu dùng của họ đã thay đổi như thế nào sau đại dịch, từ đó có những thay đổi phù hợp về sản phẩm, định vị thương hiệu và kênh bán hàng.